TIN NÓNG

Friday, 19 December 2014

Những điều tối kỵ khi ăn tôm



 Tôm là một thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhưng đối với một số trường hợp lại không được ăn tôm vì dễ gây hại đến sức khỏe.
                                                      
Ảnh minh họa
Tôm có hàm lượng đạm tương đương với các loại thịt động vật khác, ngoài ra nó còn rất giàu canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể... Vì vậy, có thể nói tôm là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của chúng ta.

Theo viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), các chất có trong tôm còn giúp bạn giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và một số hiệu quả cũng như củng cố hệ xương khớp.ăn tôm
Tôm có hàm lượng đạm tương đương với các loại thịt động vật khác, ngoài ra nó còn rất giàu canxi, photpho, acid béo...

Tuy nhiên, không phải ăn tôm như thế nào cũng tốt. Dưới đây là những điều tối kỵ khi ăn tôm, bạn đặc biệt phải lưu ý.
Không ăn tái
Theo TS.Trần Tịnh Hiền, Nguyên Phó giám đốc Bệnh Nhiệt đới TPHCM, trong hải sản sống vẫn có nguy cơ có ấu trùng giun. Do vậy, ăn tôm hay hải sản sống hay chưa chế biến kỹ, kể cả nguồn nguyên liệu sạch, vẫn có nguy cơ lây nhiễm vi trùng, ký sinh trùng trong quá trình bảo quản, chế biến.

Bởi vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong tôm có khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C. Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược. Nói chung, khi chế biến hải sản cần đun sôi nước khoảng 4 - 5 phút để khử trùng đầy đủ. Nếu không nguy cơ mắc bệnh giun sán là rất cao.
Không ăn trái cây sau khi ăn hải sản vì dễ gây đau bụng

Nhiều người thường có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn cho sạch miệng, dễ tiêu. Nhưng trên thực tế nếu sau khi ăn hải sản mà ngay lập tức ăn trái cây là không tốt. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và can i này tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.

Không ăn tôm chế biến quá lâu

Hải sản nói chung, tôm nói riêng là thực phẩm rất giàu chất đạm (protein). Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh. Vi khuẩn thậm chí sẽ biến thịt của tôm thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…).
Sau khi ăn tôm không nên uống vitamin C

Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu vitamin C hoặc ăn các loại quả giàu vitamin C ngay sau khi ăn tôm vì tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5 (chất này không gây độc cho cơ thể).

Nhưng khi ta ăn các loại thực phẩm này mà uống vitamin C hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho, , rau ngót... sẽ làm cho asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) là chất rất độc có thể gây chết người

                                                      
Ảnh minh họa
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu vitamin C hoặc ăn các loại quả giàu vitamin C ngay sau khi ăn tôm.

Người bị dị ứng không ăn tôm

Những người bị dị ứng với tôm thường có biểu hiện nổi mày đay: trên da bệnh nhân xuất hiện những vùng đỏ, nổi cục, rất ngứa, đặc biệt là ở trẻ em. Những mảng mày đay thường thấy ở mình, chân tay, có khi ở mặt, cổ, chỉ sau mấy giờ sẽ lặn, nhưng cũng có trường hợp kéo dài hàng tuần.

Khi đó bạn phải ngừng ngay loại thức ăn gây dị ứng này và sau đó là tránh ăn. Có thể dùng một số thuốc
chống dị ứng thông thường, như thuốc kháng histamin (AH3, xirô phenergan, v.v...) với liều lượng cụ thể do bác sĩ sau khi thăm khám chỉ định

Không ăn vỏ tôm, đặc biệt là tôm chết

Một số người cho rằng, vỏ tôm cứng nên chứa nhiều canxi nhất, vì vậy, khi ăn họ thường cố gắng ăn cả vỏ.
Tuy nhiên, thực tế thì vỏ tôm không hề giàu canxi, vỏ tôm chỉ là chất kittin còn nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng. Hơn nữa, khi bị chết vỏ động vật có tốc độ ô nhiễm và xuống cấp protein cao, thậm chí có nguy cơ sản xuất độc tố đe dọa cho sức khỏe con người.
Không ăn tôm đã bị chết, ươn

Những con tôm bị chết, ôi, ươn, hoặc nhiễm khuẩn thường không những không có giá trị dinh dưỡng mà còn có thể gây ngộ độc khi ăn, rất nguy hiểm cho sức khỏe.


Ảnh minh họa
Nếu bạn là người bị dị ứng với này (nổi mề đay khi ăn tôm) thì hãy lưu ý và tránh ăn nhiều.

Bạn không nên ăn những con tôm bị chết, ôi, ươn, hoặc nhiễm khuẩn.

Phụ nữ mới sinh con không nên ăn tôm là sai lầm

Dân gian vẫn cho rằng sản phụ sau khi sinh không nên ăn tôm vì ăn tôm sẽ gây lạnh bụng, đau bụng, thậm chí với sản phụ sinh mổ thì sẽ dẫn đến sẹo lồi. Tuy nhiên, thực tế không có nghiên cứu nào chứng tỏ ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên. Bị sẹo lồi sau mổ thì đó là do vấn đề cơ địa của bạn.

Tôm cũng là thực phẩm giàu protein, tốt cho sản phụ phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Hơn nữa, tôm còn giàu canxi nên người mẹ ăn tôm sẽ cung cấp canxi cho con qua . Vì vậy, sản phụ sau sinh có thể ăn lượng tôm vừa phải và phải chế biến kỹ để bổ sung chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Những người bị gout không nên ăn tôm

Ngýời bị gout không nên ãn tôm mà còn không nên ãn hải sản vì sẽ gây ðau nhức, khiến các xương khớp ngày càng xýng to.

Không ăn tôm khi bị ho

Ãn tôm khi ðang bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hõn. Nguyên nhân bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vị tanh của tôm. Chýa kể ðến việc nhiều ngýời bị dị ứng với chất protein trong tôm. Mà dị ứng thức ãn là một trong những nguyên nhân gây ra ho.

                                 Nguồn : phunutoday                                                         







                                                   




Post a Comment